Chương trình, dự án hợp tác

Tài liệu - Bài hát và hướng dẫn sử dụng bài hát Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

05 Tháng Bảy 2022          7619 lượt xem

LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu Bài hát và hướng dẫn sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non được biên soạn nhằm giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 được thuận lợi và có hiệu quả.

          Những gợi ý, hướng dẫn sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non mang tính gợi mở. Giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo khi sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, trang thiết bị, học liệu của trường/lớp và kinh nghiệm, hiểu biết, hứng thú của trẻ.

Để giúp giáo viên sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường, chúng tôi đã lựa chọn các bài hát và biên soạn tài liệu “Bài hát và hướng dẫn dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non”.

Tài liệu được cấu trúc gồm 2 phần chính: Phần A: Những vấn đề chung về bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non; Phần B: Hướng dẫn sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho 3 lứa tuổi mẫu giáo. Tài liệu được biên soạn bởi các giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương trong khuôn khổ hoạt động hợp tác giữa Trường CĐSP TƯ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF Việt Nam. Tài liệu được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của cán bộ quản lí, giáo viên và bạn đọc để tài liệu được hoàn thiện hơn.

                                                Nhóm tác giả

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HÁT GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON.. 7

1. Khái niệm.. 7

2. Mục đích. 7

3. Nội dung. 8

4. Tuyển chọn và hướng dẫn sử dụng các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 8

4.1. Tuyển chọn các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường. 8

4.2. Hướng dẫn sử dụng các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 9

PHẦN B: BÀI HÁT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON.. 11

1. Lựa chọn, sáng tác các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường. 11

1.1. Mẫu giáo bé. 11

1.2. Mẫu giáo nhỡ. 12

1.3. Mẫu giáo lớn. 12

2. Hướng dẫn sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. 12

2.1. Mẫu giáo bé: 13

2.1.1. Hoạt động hát: Dạy bài hát - Ra vườn hoa Sáng tác Văn Tấn. 13

2.1.2. Hoạt động dạy hát: Dạy hát - Bài hát: Không xả rác Sáng tác Đông Phương Trường. 15

2.1.3. Hoạt động Vận động theo nhạc: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát “Lý cây xanh” - Dân ca Nam Bộ. 17

2.1.4. Hoạt động vận động minh họa: Dậy vận động minh họa theo bài hát – “ Cá vàng bơi” - Sáng tác Nguyễn Hải Hà. 20

2.1.5. Hoạt động nghe nhạc - nghe hát: Nghe hát: “Em yêu hòa bình” - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn. 23

2.1.6. Hoạt động nghe nhạc, nghe hát: Nghe hát: “Vì cuộc sống tươi đẹp” - Sáng tác Bùi Anh Tú. 25

2.1.7. Hoạt động nghe hát: Nghe hát bài hát “Em yêu cây xanh - Sáng tác Hoàng Văn Yến. 288

2.2. Mẫu giáo nhỡ. 30

2.2.1. Nội dung dạy hát: Dạy hát: “Em đi trồng cây” - Sáng tác Trần Chinh  30

2.2.2. Hoạt động dạy vận động theo nhạc: Dạy vận động minh họa theo bài hát: “Chúng em bảo vệ Môi trường” - Sáng tác Lương Văn Phong. 32

2.2.3. Hoạt động nghe hát: “Nghe hát bài hát Màu xanh” - Sáng tác Hoàng Raper 39

2.3. Mẫu giáo lớn. 42

2.3.1. Hoạt động dạy hát: “Dạy bài hát Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” -  Sáng tác: Nguyễn Văn Dương. 42

2.3.2. Hoạt động dạy hát: “Dạy bài hát Tưới vườn” - Sáng tác Trần Văn Cường  45

2.3.3. Hoạt động dạy vận động theo nhạc: Dạy vận động theo tiết tấu phối hợp với bài hát “Em yêu hòa bình” - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn. 48

2.3.4. Biểu diễn âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường với chủ đề “Vì một thế giới xanh – hòa bình”. ...51

2.4. Sử dụng các bài hát để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong

đời sống hàng ngày cho trẻ ................................................................55

          2.4.1. Trong giờ đón trẻ, trả trẻ..................................................56

          2.4.2. Hoạt động ngoài trời........................................................56

          2.4.3. Hoạt động góc..................................................................57

          2.4.4. Hoạt động chiều...............................................................58

2.5. Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạo

chơi, tham quan...................................................................................58

2.6. Sử dụng các bài hát để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong

các ngày hội, ngày lễ...........................................................................59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 60

 

PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÀI HÁT GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON

1. Khái niệm

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người. Nó có sức hấp dẫn kỳ lạ, có tác động mạnh mẽ, làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc quan, yêu đời và nâng con người đến với những tình cảm cao thượng. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần. Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại âm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lí thú. Từ đó, trẻ biết cảm nhận cái đẹp thông qua những tác phẩm âm nhạc, trẻ được trải nghiệm, biết chia sẻ những cảm xúc, ý nghĩ của mình về sự đa dạng trong cuộc sống.

Thông qua âm nhạc và các bài hát, trẻ được củng cố, bổ sung, những hiểu biết về môi trường sống, những việc làm góp phần bảo vệ môi trường, hình thành ý thức, trách nhiệm với môi trường.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh.

2. Mục đích

- Củng cố, bổ sung, mở rộng hiểu biết của trẻ mầm non về môi trường và bảo vệ môi trường;

- Rèn luyện các kỹ năng nhận thức và kỹ năng xã hội;

- Giáo dục thái độ tích cực cho trẻ tìm hiểu về môi trường và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường;

3. Nội dung

Các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường tập trung vào bốn nội dung chính như sau:

- Môi trường của chúng ta: Các yếu tố, thành phần trong môi trường và mối quan hệ giữa chúng với con người, các loại môi trường, chức năng và vai trò của môi trường;

- Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Các loại tài nguyên thiên nhiên và vai trò của chúng; sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên;

- Phòng, chống ô nhiễm môi trường: Các biểu hiện của ô nhiễm môi trường; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường; các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường.

4. Tuyển chọn và hướng dẫn sử dụng các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

4.1. Tuyển chọn các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường

- Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường cho trẻ.

Xác định mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường cho trẻ. Mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ là hình thành, phát triển và củng cố ở trẻ sự hiểu biết, kỹ năng và thái độ về các vấn đề môi trường. Nội dung giáo dục môi trường bao gồm: Môi trường của chúng ta; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; phòng và chống ô nhiễm môi trường; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bước 2: Mục tiêu lựa chọn các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường.

Lựa chọn các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường và các bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, sinh hoạt lao động, các bài dân ca, các bài đồng dao phổ nhạc và một số tác phẩm âm nhạc nước ngoài… Nên chọn bài phù hợp với chủ đề, lứa tuổi và thực tế địa phương; độ dài của bài hát vừa phải, không quá dài, có tiết tấu, giai điệu không quá khó, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ. Các bài hát có nội dung ca ngợi về các hành vi bảo vệ môi trường, lòng yêu nước, những bài hát nói về thế giới thực vật xung quanh trẻ làm tăng sự nhận thức, những bài vè, đồng giao có những ấn tượng âm nhạc đầu tiên, âm điệu của người thân, ruột thịt, những vấn đề trẻ quan tâm, có sự gần gũi với trẻ.

- Bước 3: Xác định nhiệm vụ nhận thức (mục đích).

Nhiệm vụ nhận thức được xác định trên cơ sở mục đích của giáo dục hành vi bảo vệ môi trường, thông qua các bài hát giáo dục hành vi bảo về môi trường dựa trên nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành, mục tiêu và nội dung giáo dục môi trường phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ theo từng lứa tuổi.

- Bước 4: Xác định điều kiện cần chuẩn bị để sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường.

 Điều kiện cần để tiến hành sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường bao gồm địa điểm, thiết bị dạy học và sự hiểu biết các vấn để về môi trường, khả năng tổ chức hoạt âm nhạc của giáo viên. Đồ dùng thiết bị dạy học là phương tiện tiến hành tổ chức hoạt động âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường góp phần tạo nên sự hứng thú, hấp dẫn cho trẻ nên cần phải đẹp, phù hợp, phong phú, đơn giản, dễ chuẩn bị cho từng hoạt động.

 4.2. Hướng dẫn sử dụng các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

- Sử dụng các bài hát để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Các bài hát gắn liền với thời điểm trong chế độ sinh hoạt của trẻ;

- Sử dụng các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong hoạt động học của trẻ mẫu giáo. Đối với mẫu giáo trong hoạt động học, tổ chức hoạt động âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường có thể triển khai ở các nội dung sau: Dạy hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc, nghe hát, biểu diễn âm nhạc theo chủ đề;

- Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tham quan, dã ngoại;

- Sử dụng các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong các ngày hội ngày lễ của năm.

 

PHẦN B: BÀI HÁT VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI HÁT GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẦM NON

1. Lựa chọn, sáng tác các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, môi trường bị ô nhiễm hay bị hủy hoại thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững. Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Vì vậy, chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn, có ý thức bảo vệ môi trường với nhiều biện pháp cụ thể để truyền tải thông điệp đến cho mọi người. Việc sáng tác, sưu tầm các bài hát có nội dung bảo vệ môi trường là một cách góp phần quan trọng trong việc giáo dục nói chung và cho trẻ mầm non nói riêng.

Tiêu chí lựa chọn các bài hát cho trẻ mầm non cần có các yếu tố: Đảm bảo tính nghệ thuật, đảm bảo tính giáo dục về hành vi bảo vệ môi trường, đảm bảo tính vừa sức.

Các bài hát được lựa chọn phải có sự đồng tâm phát triển, từ dễ đến khó, đảm bảo vừa sức, phù hợp với khả năng nhận biết về hành vi bảo vệ môi trường của trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ là rất tốt. Thông qua âm nhạc và các bài hát giáo dục trẻ chủ động trong các hoạt động bảo vệ môi trường của mình.

Qua nghiên cứu dựa trên các tiêu chí, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non gắn với mục tiêu của tài liệu, chúng tôi xin đề xuất, bổ sung một số bài hát theo từng lứa tuổi như sau:

1.1. Mẫu giáo bé

- “Ra vườn hoa” - Sáng tác Văn Tấn;

- “Lý cây xanh” - Dân ca Nam Bộ;

- “Cho tôi đi làm mưa với” - Sáng tác Hoàng Hà;

- “Em yêu cây xanh” - Sáng tác Hoàng Văn Yến;

- “Em yêu hòa bình” - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn;

- “Không xả rác” - Sáng tác Đông Phương Trường;

- “Cá vàng bơi” - Sáng tác Nguyễn Hải Hà.

1.2. Mẫu giáo nhỡ

- “Chúng em bảo vệ môi trường “- Sáng tác Lương Văn Phong;

- “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” - Sáng tác Vũ Kim Dung;

- “Không gian xanh” - Sáng tác Nguyễn Đức Hiệp;

- “Chung tay bảo vệ môi trường” - Sáng tác Võ Văn Lý;

- “Em đi trồng cây” - Sáng tác Trần Chinh;

- “Tưới vườn” - Sáng tác Trần Văn Cường;

- “Em yêu hòa bình” - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn.

1.3. Mẫu giáo lớn

-“Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”- Sáng tác Nguyễn Văn Dương;

- “Em vẽ môi trường màu xanh” - Sáng tác Giáng Tiên;

- “Trái đất này là của chúng mình” - Sáng tác Trương Quang Lục;

- “Màu xanh “- Sáng tác Hoàng Rapper Tronie Ngô;

- “Vì cuộc sống tươi đẹp” - Nhạc Bùi Anh Tú - Thơ Nguyễn Trọng Hoàn;

- “Hãy giữ hành tinh xanh” - Sáng tác Hoàng Rapper;

- “Tự hào Việt Nam luôn xanh tươi”- Sáng tác Trần Thanh Dũng.

2. Hướng dẫn sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non

Sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường được thiết kế xoay quanh chủ đề bảo vệ môi trường sẽ tạo thành sự gắn kết, tác động hỗ trợ, bổ sung nhau một cách hợp lí, tự nhiên. Đồng thời, khi sử dụng bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thì giáo viên cần có sự chủ động kết hợp một cách hợp lí (không gượng ép) để tạo ra sự tác động tích cực trong hành vi bảo vệ môi trường của trẻ.

Sử dụng các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện với các hoạt động âm nhạc như: ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc và biểu diễn theo chủ đề. Khi tổ chức các hoạt động âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường giáo viên cần chú ý đến nguyên tắc cân đối giữa hoạt động “động” và hoạt động “tĩnh”. Đảm bảo đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và khơi dậy tinh thần tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, tạo cho trẻ ấn tượng đậm nét về môi trường xung quanh, kích thích sự hiểu biết về hành vi bảo vệ môi trường, hình thành kỹ năng bảo vệ môi trường.

2.1. Mẫu giáo bé:

2.1.1. Hoạt động dạy hát: Bài hát“Ra vườn hoa”- Sáng tác Văn Tấn

a) Mục đích

- Thông qua bài hát, trẻ được cảm nhận về cái đẹp xung quanh mình, từ đó trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường, không ngắt hoa bẻ cành, gìn giữ vẻ đẹp chung của khuôn viên trường lớp;

- Trẻ hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện cảm xúc vui tươi khi hát;

- Trẻ biết vâng lời cô giáo, yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

b) Chuẩn bị

- Beat nhạc;

- Tranh ảnh, video;

- Các dụng cụ âm nhạc.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giới thiệu cho trẻ bài hát “Ra vườn hoa”- Sáng tác Văn Tấn.

Bước 2: Hát mẫu (2 - 3 lần)

- Lần 1: Cô hát không nhạc

- Đặt câu hỏi: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?

- Lần 2: Cô hát có nhạc đệm

- Đặt câu hỏi: Các con thấy trong bài hát có nhắc đến ai? Nhắc đến hình ảnh nào? Bài hai muốn nhắc nhở chúng ta điều gì nhỉ?

Bước 3: Dạy trẻ hát (trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần)

* Trẻ hát cùng cô

- Lần 1: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

- Lần 2: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

- Lần 3: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

* Thực hành nghệ thuật: Chia nhóm, tổ, cá nhân (định hướng sửa sai cho trẻ)

- Chia tổ (đặt tên cho tổ theo nội dung bài hát)

+ Tổ 1: Hoa hồng;

+ Tổ 2: Lá xanh;

+ Tổ 3: Nắng vàng.

- Chia nhóm:

+ Nhóm bạn trai và nhóm bạn gái

- Giáo viên cho trẻ thực hành luyện tập hát theo tổ, nhóm và mời cá nhân xuất sắc lên biểu diễn, có thể kết hợp với dụng cụ âm nhạc biểu diễn;

- Giáo viên định hướng, quan sát, sửa sai cho trẻ trong quá trình luyện tập.

* Giáo dục: Thông qua bài hát trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp, từ đó trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường qua những công việc cụ thể như: Trồng cây, chăm sóc cây hoa, không ngắt hoa bẻ cành và biết vâng lời cô giáo giữ gìn vệ sinh hàng ngày.

2.1.2. Hoạt động dạy hát: Bài hát “Không xả rác” - Sáng tác Đông Phương Trường

a) Mục đích

- Thông qua học hát, trẻ cảm nhận được giai điệu, tiết tấu, lời ca. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường bằng hành động để rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi cho môi trường lớp học, khuôn viên trường luôn sạch sẽ;

- Trẻ hát đúng giai điệu, đúng lời ca, biết thể hiện cảm xúc vui tươi khi hát;

- Trẻ biết vâng lời cô giáo, yêu trường, yêu lớp, cùng nhau bảo vệ môi trường.

b) Chuẩn bị

- Beat nhạc;

- Tranh ảnh video về môi trường;

- Thanh phách, song loan.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giới thiệu cho trẻ bài hát “Không xả rác” - Sáng tác Đông Phương Trường

Bước 2: Hát mẫu (2 - 3 lần)

- Lần 1: Cô hát không nhạc

- Đặt câu hỏi: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do nhạc sỹ nào sáng tác?

- Lần 2: Cô hát có nhạc đệm

- Đặt câu hỏi: Các con thấy trong bài hát có nhắc đến công việc gì?

Bước 3: Dạy trẻ hát (trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần)

* Trẻ hát cùng cô

- Lần 1: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ

- Lần 2: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ

- Lần 3: Trẻ hát cùng cô

- Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ

* Thực hành nghệ thuật: Chia nhóm, tổ, cá nhân (định hướng sửa sai cho trẻ)

- Chia tổ:

+  Tổ 1: đội bé ngoan số 1;

+ Tổ 2: đội bé ngoan số 2;

+ Tổ 3: đội bé ngoan số 3.

- Chia nhóm: nhóm bạn trai và nhóm bạn gái

- Giáo viên cho trẻ thực hành luyện tập hát theo tổ, nhóm và mời cá nhân xuất sắc lên biểu diễn và kết hợp dụng cụ âm nhạc;

- Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho trẻ trong quá trình luyện tập.

* Giáo dục: Bài hát giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường bằng các công việc cụ thể như: Biết để rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, biết thu dọn đồ chơi để đúng nơi quy định.

2.1.3. Hoạt động Vận động theo nhạc: Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát Lý cây xanh - Dân ca Nam Bộ

a) Mục đích

- Trẻ biết hát và kết hợp vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát “Lý cây xanh” – Dân ca Nam bộ;

- Phát triển thính giác, khả năng cảm nhận, khả năng vận động của trẻ;

- Qua nội dung bài hát, trẻ biết được tác dụng của cây xanh, trẻ biết yêu quý, bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường.

b) Chuẩn bị

- Beat nhạc;

- Tranh ảnh video về môi trường;

- Thanh phách, song loan, xắc xô, mũ chim và hoa lá.

c) Hướng dẫn

           Bước 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Giáo viên trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát

Bước 2. Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát: “Lý cây xanh”– Dân ca Nam bộ

* Ôn bài hát (2 – 3 lần)

- Giáo viên cho trẻ ôn bài hát “Lý cây xanh” – Dân ca Nam bộ

Lần 1: Cả lớp hát theo nhạc;

Lần 2: Hát theo hình thức to nhỏ;

Lần 3: Ôn vỗ tay theo tiết tấu chậm.

* Dạy vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm với bài hát: “Lý cây xanh” – Dân ca Nam bộ

* Làm mẫu: (giáo viên làm mẫu từ 2 - 3 lần)

+ Lần 1: Cô thực hiện trọn vẹn bài hát (có nhạc đệm);

+ Lần 2: Cô làm mẫu từng động tác gắn với câu hát.

Cái cây   xanh  xanh

        V        v      v  mở tay

Thì lá   cũng   xanh

       V      v      v  mở tay

Chim đậu    trên    cành

            V        v      v  mở tay

Chim hót    líu    lo

         V        v      v  mở tay

Líu lo là líu   lo

       V     v      v  mở tay

Líu lo là líu   lo

       V     v      v  mở tay

* Dạy trẻ vận động (trẻ vận động cùng cô 2 - 3 lần)

- Lần 1: Cả lớp vận động minh họa cùng cô (không nhạc đệm);

- Lần 2: Cả lớp vận động minh họa cùng cô (có nhạc đệm).

+ Định hướng uốn nắn sửa sai

* Thực hành nghệ thuật

- Trẻ thực hiện theo từng nhóm nhóm tổ cá nhân.

- Chia tổ:

+ Tổ 1: Cây xanh;

+ Tổ 2: Họa mi;

+ Nhóm 1 vận động, nhóm 2 quan sát và nhận xét;

+ Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ;

+ Nhóm 2 vận động, nhóm 1 quan sát và nhận xét;

+ Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ;

+ Cả lớp vận động.

- Cá nhân thực hiện(1-2 trẻ)

(Trong quá trình trẻ thực hiện cô uốn nắn sửa động tác cho trẻ)

* Vận động nâng cao (cho trẻ vận động 2 - 3 lần)

Giáo viên định hướng cho trẻ biểu diễn theo hình thức đối đáp. Nhóm bạn nam và nhóm bạn nữ, kết hợp dụng cụ âm nhạc.

+ Nhóm 1 hát và vận động theo tiết tấu chậm:

Cái cây xanh xanh thì lá cũng xanh.

+ Nhóm 2 hát và vận động:

Chim đậu trên cành, chim hót líu lo

+ Cả 2 nhóm thực hiện:

Líu lo là líu lo, líu lo là líu lo

Giáo dục: Bài hát nói về điều gì?

Bài hát nói về cây xanh, chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ cây xanh vì cây xanh giúp che bóng mát, tạo không khí trong lành giúp chúng ta bảo vệ môi trường.

Bước 3. Kết thúc: Củng cố - nhận xét - tuyên dương trẻ.

2.1.4. Hoạt động vận động minh họa: bài hát “Cá vàng bơi” - Sáng tác Nguyễn Hải Hà

a) Mục đích

- Trẻ hát và biết vận động minh họa theo nội dung bài hát “Cá vàng bơi” một cách nhịp nhàng, vui vẻ hồn nhiên;

- Rèn trẻ kĩ năng vận động theo nhạc một cách nhịp nhàng, vui tươi, phấn khởi;

- Rèn tai nghe, phản xạ nhanh qua trò chơi “Ai nhanh hơn”;

- Thông qua bài hát “Cá vàng bơi” giáo dục trẻ biết vẻ đẹp của cá vàng đang bơi, cá vàng đi bắt bọ gậy làm cho nguồn nước luôn trong và sạch. Trẻ biết cách chăm sóc, giữ nguồn nước sạch;

- Hứng thú tham gia vào hoạt động.

b) Chuẩn bị

- Giáo án, bài giảng có ứng dụng CNTT;

- Nhạc bài hát: “Cá vàng bơi”;

- Câu đố về con cá vàng;

- Mũ múa cá vàng, cá bống, tôm xanh;

- Trang phục của cô phù hợp với bài hát;

- Trang phục của trẻ gọn gàng, đủ ấm, tâm trạng vui vẻ, phấn khởi;

- Ba vòng thể dục, sắc xô.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên đọc câu đố cho trẻ nghe:

Con gì có vảy có vây

Sống ở dưới nước mà bơi rất tài

Đố các bé là con gì nào?(con cá)

- Giáo viên trẻ xem bể cá;

- Đặt câu hỏi

+ Con cá có màu gì? (đó là những chú cá cảnh màu vàng);

+ Cá sống ở đâu?

+ Các chú cá đang làm gì vậy?

+ Ai biết bài hát nào nói về chú cá vàng ?

- Đó là bài hát “ Cá vàng bơi” của nhạc sĩ Hà Hải.

Bước 2: Dạy vận động theo nhạc bài hát “ cá vàng bơi”

* Ôn bài hát

-  Giáo viên cùng trẻ hát theo nhạc: “Cá vàng bơi” (1- 2 lần);

- Bài hát này sẽ hay hơn rất nhiều khi chúng mình biết vận động theo nhạc đấy.

* Làm mẫu

- Lần 1: Vận động minh họa không nhạc có nhạc đệm

- Giáo viên hướng dẫn và giải thích từng động tác.

+ Câu 1: “Hai vây xinh...nước” hai tay cô đưa ra hai bên vẫy nhẹ kết hợp nhún chân và nghiêng người theo nhịp bài hát.

+ Câu 2: “Ngoi lên...tung tăng” hai tay cô đưa lên cao rồi hạ xuống thấp, đến câu “cá vàng múa tung tăng” hai tay đưa ra hai bên vẫy nhẹ kết hợp nhún chân.

+ Câu 3 và câu 4: “Hai vây xinh xinh sao mà bơi nhanh thế”, “Cá vàng thấy bọ gậy nên đuổi theo rất nhanh”, hai tay đưa ra hai bên vẫy nhẹ kết hợp nhún chân và nghiêng người sang hai bên.

+ Câu 5: “Cá vàng bắt bọ gậy ... sạch trong” hai tay vỗ vào nhau theo nhịp nghiêng người sang 2 bên.

- Lần 2: Giáo viên vận động cả bài kết hợp nhạc.

* Dạy trẻ vận động (trẻ vận động cùng cô 2 - 3 lần)

- Cả lớp vận động theo cô không nhạc (1 - 2 lần);

- Cả lớp vận động theo nhạc (2 - 3 lần).

* Thực hành nghệ thuật (chia lớp theo tổ, nhóm, cá nhân)

- Tổ 1: tổ cá vàng số 1;

 - Tổ 2: Tổ cá vàng số 2;

 - Tổ 3: Tổ cá vàng số 3.

- Các tổ thi đua.

- Định hướng, uốn nắn sửa sai cho trẻ;

- Nhóm lên biểu diễn;

- Định hướng, uốn nắn sửa sai cho trẻ;

- Cá nhân lên biểu diễn.

+ Trẻ thực hiện, cô động viên khuyến khích trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

* Vừa rồi chúng mình vận động bài hát cá vàng bơi rất giỏi, vậy các con có yêu quý cá vàng không?

- Yêu quý chú cá vàng thì hàng ngày chúng mình phải làm gì?

* Giáo dục trẻ: Biết cá vàng nuôi làm cảnh hàng ngày biết chăm sóc và bảo vệ nguồn nước sạch cho cá mau lớn.

+ Các bạn nhỏ không những biết chăm sóc cho cá ăn mà còn biết giúp đỡ mẹ rất nhiều việc trong gia đình.

Bước 3: Kết thúc

- Cô cùng trẻ vận động làm đàn cá bơi ra ngoài xem bể cá cảnh nào. Cô và trẻ hát theo bài hát “Cá vàng bơi”.

2.1.5. Hoạt động nghe hát: Bài hát “Em yêu hòa bình - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn.

a) Mục đích

- Trẻ biết bài hát “Em yêu hòa bình” - Sáng tác Nguyễn Đức Toàn nói về vẻ đẹp thiên nhiên hiền hòa, mộc mạc của làng quê Việt Nam. Một cuộc sống hòa bình, một môi trường sống trong lành sạch đẹp, yên vui và hạnh phúc là niềm mong ước của các bạn nhỏ của chúng ta;

- Trẻ có kĩ năng nghe nhạc, rèn luyện tai nghe cho trẻ;

- Trẻ thoải mái trong giờ hoạt động âm nhạc.

b) Chuẩn bị

- Nhạc, mũ chóp kín;

- Bài giảng điện tử

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên cho trẻ xem video giới thiệu về cuộc sống thanh bình trong lành của làng quê Việt Nam.

- Đặt câu hỏi:

+ Các con nhìn thấy những hình nào trong video?

(Cây cối, sông nước và những ngôi nhà…)

- Giáo viên giới thiệu bài nghe hát.

Bước 2. Nghe hát bài hát “Em yêu hòa bình” của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn.

- Lần 1: Cô hát không nhạc

Đặt câu hỏi:

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Sáng tác của ai?

- Lần 2: Cô hát cùng nhạc

+ Các con thấy trong bài hát có những hình ảnh gì?

- Lần 3: Cô cho trẻ nghe hát và xem video

+ Trong đoạn video có những hình ảnh gì?

- Lần 4: Cô hát cùng nhạc (giáo viên và trẻ cùng đứng dạy, hướng ứng và vận động theo lời bài hát)

* Giáo dục: Để có một cuộc sống hòa bình với vẻ thiên nhiên hiền hòa chúng mình cần phải có tình yêu thương bạn bè, gia đình, thầy cô và chăm sóc gìn giữ môi trường sống trong lành, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ nguồn nước, không vứt rác, xả rác bừa bãi.

 Bước 3. Kết thúc:

 Nhận xét, khen ngợi và nói lên thông điệp bảo vệ môi trường.

2.1.6. Hoạt động nghe hát: Bài hát Vì cuộc sống tươi đẹp - Sáng tác Bùi Anh

a) Mục đích

- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát: “Vì cuộc sống tươi đẹp”- sáng tác Bùi Anh Tú ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, môi trường, từ đó thấy được sự cần thiết phải giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường;

- Trẻ thích thú nghe hát, biểu lộ cảm xúc hân hoan khi nghe hát;

- Thông qua bài hát giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ ứng xử, hành vi đúng đắn, biết cách sống thân thiện và tích cực với môi trường xung quanh. 

b) Chuẩn bị

- Băng, địa nhạc, nhạc beat;

- Video giới thiệu về bài hát “Vì cuộc sống tươi đẹp”.

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cô cùng các con dạo chơi, tham quan vườn trường;

- Cô giới thiệu bài nghe hát: Chúng mình vừa dạo chơi, tham quan vườn trường, các con thấy những gì? (Hoa nở rực rỡ, cây xanh, không khí trong lành..);

- Cô nhận xét: vườn trường chúng ta vừa dạo chơi rất đẹp, có những bông hoa nở rực rỡ, cây cối xanh tươi tốt, không khí trong lành, khung cảnh thật tuyệt vời;

- Và cô biết có một nhạc sĩ cũng đã khắc hoạ bức tranh về cuộc sống tươi đẹp của mình trong một bài hát, muốn biết cuộc sống tươi đẹp đó như thế nào, cô mời các con cùng lắng nghe bài hát: “Vì cuộc sống tươi đẹp”, sáng tác của nhạc sĩ Bùi Anh Tú, thơ Nguyễn Trọng Hoàn nhé!

Bước 2. Phương Pháp và hình thức tổ chức

* Nghe hát: “Vì cuộc sống tươi đẹp”

                                    Nhạc: Bùi Anh Tú

                                    Lời thơ: Nguyễn Trọng Hoàn

- Lần 1: Cô hát không nhạc (hát vui tươi giao lưu ánh mắt, cười.. với trẻ để trẻ cảm nhận)

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Sáng tác của ai?

- Lần 2: Cô hát cùng nhạc

Các con thấy trong bài hát có những hình ảnh gì?

Để các con hiểu rõ hơn về nội dung bài hát, cô đã chuẩn bị một video rất ý nghĩa, cô mời các con cùng xem

- Lần 3: Cô cho trẻ xem video

- Trong đoạn video có những hình ảnh gì?

(Hồ Tây, cầu Thê Húc, những dòng sông nhỏ, các anh chị, các bạn chăm sóc cây, vui đùa hạnh phúc…)

- Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn cuộc sống tươi đẹp này?

(trồng cây, tưới cây, nhặt rác, đi vệ sinh đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…);

- Các con còn nhỏ, giữ gìn vệ sinh thân thể cũng là cách để góp phần bảo vệ môi trường đấy! Ngoài ra các con còn có thể vứt rác đúng nơi quy định, đi vệ sinh đúng nơi quy định, chăm sóc cây trồng, tiết kiệm nước này…;

- Có những hành động nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần bảo vệ môi trường đấy, cô tin rằng các con ai cũng là những em bé ngoan, biết góp phần bảo vệ môi trường vì một cuộc sống tươi đẹp!

- Bây giờ cô mời các con cùng đứng dậy, chúng mình cùng hát vang bài hát: “Vì cuộc sống tươi đẹp” nhé!

- Lần 4: Cô hát cùng nhạc (cô và trẻ cùng đứng dạy, hướng ứng và vận động theo lời bài hát)

 Bước 3. Kết thúc: Nhận xét, nêu thông điệp bảo vệ môi trường

2.1.7. Hoạt động nghe hát: Bài hátEm yêu cây xanh” - Sáng tác Hoàng Văn Yến

a) Mục đích

- Trẻ nhớ tên bài hát “Em yêu cây xanh”- Sáng tác Hoàng Văn Yến. Trẻ thuộc lời bài hát “Em yêu cây xanh”, trẻ hiểu được nội dung bài hát nói lên niềm yêu thích khi được chăm sóc cây xanh, tạo bóng mát cho môi trường sạch đẹp để mùa xuân mãi là của em;

- Trẻ tích cực, hào hứng tham gia hoạt động nghe hát.

- Qua nội dung bài hát, trẻ biết được tác dụng của cây xanh, trẻ biết yêu quý, bảo vệ cây xanh và bảo vệ môi trường

b) Chuẩn bị

- Giáo án điện tử;

- Âm thanh, nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”;

- Mũ hoa, lá, quả đủ cho trẻ;

- Hình ảnh  bạn nhỏ trồng cây.

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên cho trẻ xem video trồng cây của các cô chú công nhân, các bạn nhỏ trên khắp quê hương.

- Đặt câu hỏi:

- Các con nhìn thấy những hình nào trong video?

(Cây cối xanh tươi và các chú chim nhảy nhót vui vẻ…)

- Giáo viên giới thiệu bài nghe hát.

Bước 2. Nghe hát bài hát “Em yêu cây xanh”- Sáng tác Hoàng Văn Yến.

 - Lần 1: Cô hát không nhạc

Đặt câu hỏi:

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Sáng tác của ai?

- Lần 2: Cô hát cùng nhạc

Các Con thấy trong bài hát có những hình ảnh gì?

- Lần 3: Cô cho trẻ nghe hát và xem video

- Trong đoạn video có những hình ảnh gì?

- Lần 4: Cô hát cùng nhạc (giáo viên và trẻ cùng đứng dạy, hướng ứng và vận động theo lời bài hát)

* Giáo dục: Cây xanh có rất nhiều lợi ích, vậy chúng mình phải như thế nào nhỉ?

- Các con làm thế nào để bảo vệ cây xanh?

( Không ngắt lá, bẻ cành, tưới nước cho cây..)

Bước 3. Kết thúc: Nhận xét, khen ngợi.

2.2. Mẫu giáo nhỡ

2.2.1. Nội dung dạy hát: Bài hát “Em đi trồng cây”- Sáng tác Trần Chinh

a) Mục đích

- Trẻ biết hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc giai điệu lời ca;

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh của gia đình mình và xung quanh nơi mình sống.

b) Chuẩn bị

- Nhạc bài hát “Em đi trồng cây”;

- Bài hát.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”;

- Trò chuyện về trò chơi;

+ Các con vừa chơi vừa chơi trò chơi gì?

+ Trò chơi nói đến cái gì?

+ Bạn nào cho cô biết cây xanh có lợi ích gì cho cơ thể con người? (giúp cho bầu không khí trong lành, bóng mát, giúp cho cảnh quan thiên nhiên trở lên đẹp hơn).

- Và để có được những cây xanh đó thì chúng ta phải làm gì nào?

Cô cũng có một bài hát rất hay nói về việc các bạn nhỏ đi trồng cây xanh đấy. Để biết bài hát đó là gì các con chú ý cô hát bài hát “Em đi trồng cây” thì sẽ rõ nhé!

Bước 2: Dạy hát “Em đi trồng cây”

* Hát mẫu (2 – 3 lần)

- Lần 1: Giáo viên hát không nhạc

- Đặt câu hỏi:

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Lần 2: Kết hợp nhạc đệm

- Đặt câu hỏi:

- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

- Cây xanh có rất nhiều lợi ích, cây xanh giúp gì nào?

- Các con làm gì để bảo vệ cây xanh?

* Dạy trẻ hát (trẻ hát cùng cô 2 – 3 lần)

- Lần 1: Trẻ hát cùng cô

+ Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

- Lần 2: Trẻ hát cùng cô

+ Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

- Lần 3: Trẻ hát cùng cô

+ Giáo viên định hướng sửa sai cho trẻ.

* Thực hành nghệ thuật: Chia nhóm, tổ, cá nhân (định hướng sửa sai cho trẻ)

- Chia tổ (đặt tên cho tổ theo nội dung bài hát);

+ Giáo viên chia lớp thành 3 tổ: Tổ 1, tổ 2, tổ 3.

- Chia nhóm:

+ Nhóm bạn trai và nhóm bạn gái

- Giáo viên cho trẻ thực hành luyện tập hát theo tổ, nhóm và mời cá nhân xuất sắc lên biểu diễn;

- Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ trong quá trình luyện tập.

* Giáo dục: Thông qua bài hát giáo viên giáo dục cho trẻ nhận biết cây xanh có rất nhiều lợi ích như: cho không khí trong lành, cho bóng mát và cho cảnh quan thiên nhiên đẹp hơn. Vậy chúng mình cần phải chăm sóc cho cây xanh thật tốt, không được ngắt lá bẻ cành, chăm tưới nước cho cây….

* Kết thúc

- Cho trẻ hát bài hát “Em đi trồng cây”.

2.2.2. Hoạt động dạy vận động theo nhạc: Bài hát Chúng em bảo vệ Môi trường - Sáng tác Lương Văn Phong

a) Mục đích

- Thông qua hoạt động dạy hát và kết hợp vận động minh họa theo bài hát “Chúng em bảo vệ môi trường” sáng tác Lương Văn Phong. Bài hát giúp trẻ biết vận động minh họa theo bài hát một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Hiểu được lợi ích của nguồn nước và cây xanh đối với cuộc sống của con người;

- Giáo dục trẻ đoàn kết tích cực tham gia vào các hoạt động để làm sạch nguồn nước, tích cực trồng cây xanh, giữ sạch môi trường, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường. Giữ sạch trường, lớp, không vẽ bẩn lên tường, biết bỏ rác đúng nơi qui định, yêu quí, giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định, biết cùng cô lau dọn đồ chơi, vệ sinh trong lớp.

b) Chuẩn bị

- Beat nhạc;

- Bài hát Chúng em bảo vệ môi trường, bài vè nguồn nước;

- Mũ chim và cá, hoa cài tay.

c) Hướng dẫn

          Bước 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

             * Cô gây hứng thú cho trẻ bằng bài “Vè nguồn nước” Sáng tác Lương Văn Phong

                       Ve vẻ vè ve

                       Mình kể nhau nghe

                       Bài vè nguồn nước

 

Nước không đếm được

Giúp sạch đôi tay

Ăn, uống hàng ngày

Là nguồn nước sạch

 

Chảy trong cống rãnh

Nước thải bỏ đi

Biển cả xanh rì

Nước dùng làm muối

 

Nước ở sông, suối

Nước ở hồ, ao

Dù nguồn nước nào

Cũng đều rất quý

 

Mình cần bảo vệ

Nguồn nước sạch trong

Đồng sức đồng lòng

Sử dụng tiết kiệm

 

Ve vẻ vè ve

Mình kể nhau nghe

Bài vè nguồn nước

- Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát “Chúng em bảo vệ môi trường”.

Đặt câu hỏi:

+ Các con vừa được nghe bài hát có tên là gì?

+ Bài hát chúng em bảo vệ môi trường Sáng tác của ai?

(Bài hát “Chúng em bảo vệ môi trường”- Sáng tác Lương Văn Phong)

Bước 2. Dạy vận động minh họa theo bài hát: “Chúng em bảo vệ môi trường” - Sáng tác Lương Văn Phong.

* Ôn bài hát

- Cô cho trẻ ôn bài hát “Chúng em bảo vệ môi trường”.

+ Các con hãy cùng cô hát lại bài hát “Chúng em bảo vệ môi trường”, sáng tác Lương Văn Phong nhé.

Lần 1: Cả lớp hát theo nhạc

Lần 2: Hát theo hình thức to nhỏ

Để cho bài hát thêm sinh động cô và các con cùng suy nghĩ những động tác vận động phù hợp nhé.

* Dạy vận động minh họa theo bài hát: “Chúng em bảo vệ môi trường” Sáng tác Lương Văn Phong.

- Cô mời một vài trẻ sáng tạo vận động theo ý của trẻ.

* Làm mẫu: (Giáo viên làm mẫu từ 2 - 3 lần)

+ Lần 1: Cô thực hiện trọn vẹn bài hát (Có nhạc đệm)

+ Lần 2: Cô làm mẫu từng động tác gắn với câu hát

- Dạo nhạc: nghiêng phải trái

- Với câu hát “Nguồn nước thật quý”

Động tác: Mở tay phải mở lên cao

- Với câu hát “Cần giữ sạch trong”

Động tác: Mở 2 tay từ dưới lên cao.

- Với câu hát “Vườn cây thật quý”

Động tác: Mở tay trái lên cao

- Với câu hát “Ta cùng nhau vun xới”

Động tác: Mở 2 tay từ dưới lên cao

- Với câu hát “Nào cùng đoàn kết ”

Động tác: Đi lên và vuốt 2 tay từ dưới lên

- Với câu hát “Làm nguồn nước sạch trong”

Động tác: Nghiêng phải trái, kèm tay ôm vào ngực

- Với câu hát “Cùng trồng cây nhé ”

Động tác: Đi xuống kèm tay vuốt xuống

- Với câu hát “Thêm xanh những con đường ”

Động tác: Nhún chân, cúi người + 2 tay xoa trước đầu gối

- Với câu hát “Cho đàn chim líu lo hoà ca”

Động tác: Bay cánh chim 2 lần

- Với câu hát “Đàn cá vui đùa dưới nước”

Động tác: Bơi tay về phía trước 1 lần

- Với câu hát “Tung tăng em vui đến trường”

Động tác: 2 tay để trên vai. Dẫm chân 4 bước

- Với câu hát “Dưới trời xanh biếc xanh”

Động tác: Bước chân phải sang ngang, ký chân trái + cuộn 2 tay

- Với câu hát “Em vui em múa hát”

Động tác: Bước chân trái sang ngang, ký chân phải + cuộn 2 tay

- Với câu hát “Khúc ca bảo vệ môi trường”

Động tác: Xoay vòng tròn + mở 2 tay lên cao

* Dạy trẻ vận động (trẻ vận động cùng cô 2 - 3 lần)

- Lần 1: Cả lớp vận động minh họa cùng cô (không nhạc đệm)

- Lần 2: Cả lớp vận động minh họa cùng cô (không nhạc đệm)

+ Định hướng uốn nắn sửa sai

* Thực hành nghệ thuật

- Trẻ thực hiện theo từng nhóm

+ Nhóm 1 vận động, nhóm 2 quan sát và nhận xét;

+ Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ;

+ Nhóm 2 vận động, nhóm 1 quan sát và nhận xét;

+ Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ;

+ Cả lớp vận động.

- Cá nhân thực hiện(1 - 2 trẻ)

(Trong quá trình trẻ thực hiện cô định hướng uốn nắn sửa động tác cho trẻ)

* Vận động nâng cao (cho trẻ vận động 2 - 3 lần)

Giáo viên định hướng cho trẻ biểu diễn theo hình thức đối đáp. Nhóm bạn nam và nhóm bạn nữ.

+ Nhóm 1 hát và vận động:

“Nguồn nước thật quý, cần giữ sạch trong”

+ Nhóm 2 hát và vận động:

“Vườn cây thật quý, ta cùng nhau vun xới”

+ Cả 2 nhóm thực hiện:

“Nào cùng tập kết, làm nguồn nước sạch trong”

“Cùng trồng cây nhé, thêm xanh những con đường”

+ Nhóm 1 hát và vận động:

“Cho đàn chim líu lo hòa ca

+ Nhóm 2 hát và vận động:

Đàn cá vui đùa dưới nước

+ Cả 2 nhóm thực hiện:

Tung tăng em vui đến trường dưới trời xanh biếc xanh

Em vui em múa hát khúc ca bảo vệ môi trường

* Giáo dục: Bài hát nói về điều gì?

Bài hát nói về về chúng ta bảo vệ môi trường, mỗi một hành động nhỏ đấy chính là cách để góp phần xây dựng nên cuộc sống tươi đẹp.

Bước 3. Kết thúc: Củng cố - nhận xét - tuyên dương trẻ.

2.2.3. Hoạt động nghe hát: Bài hát Màu xanh” - Sáng tác Hoàng Raper

a) Mục đích

- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát: “Màu xanh - Sáng tác Hoàng Raper. Bài hát như một lời kêu gọi không tàn phá rừng, không đốt những cánh đồng xanh và hủy hoại môi trường biển để giữ cho hành tinh xanh. Lời kêu gọi bằng những hành động cần thiết để giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống trên trái đất của chúng ta;

- Trẻ thích thú lắng nghe trọn vẹn bài hát, biểu lộ cảm xúc hân hoan khi nghe hát;

- Thông qua bài hát giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ ứng xử, hành vi đúng đắn, biết cách sống thân thiện và tích cực với môi trường xung quanh. 

b) Chuẩn bị

- Băng, địa nhạc;

- Bài hát “Màu xanh” - Sáng tác Hoàng Raper;

- Video giới thiệu về bài hát “Màu xanh” - Sáng tác Hoàng Raper.

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên cho trẻ xem video nói về những tác động của môi trường đến với cuộc sống của chúng ta;

- Giáo viên đặt câu hỏi và giới thiệu về bài hát.

Bước 2. Phương Pháp và hình thức tổ chức

* Nghe hát: “Màu xanh” - Sáng tác Hoàng Raper

- Lần 1: Cô hát không nhạc

+ Cô vừa hát bài gì? Sáng tác của ai?

- Lần 2: Cô hát cùng nhạc

- Đặt câu hỏi:

- Trong bài hát có những hình ảnh gì?

- Bài hát nói lên thông điệp gì với chúng ta?

- Lần 3: Giáo viên cho trẻ nghe bài hát và xem video

- Trong đoạn video có những hình ảnh gì?

- Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

(Không chặt phá rừng, trồng cây, tưới cây, nhặt rác, làm sạch biển, đi vệ sinh đúng nơi quy định, bảo vệ nguồn nước…)

* Giáo dục

Vì màu xanh của trái đất và sự sống trong lành của tất cả mọi người. Đặc biệt khi việc ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng ở khắp mọi nơi trên trái đất. Các con còn nhỏ phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, không ngắt cây bẻ cành, chăm sóc cây trồng, tiết kiệm nước... Bằng những hành động nhỏ thôi, nhưng cũng góp phần lớn trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta đấy.

- Lần 4: Kết hợp với nhạc, giáo viên hát cho trẻ nghe, trẻ hưởng ứng cùng cô.

 Bước 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động.

2.3. Mẫu giáo lớn

2.3.1. Hoạt động dạy hát: Bài hát “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”-  Sáng tác Nguyễn Văn Dương

a) Mục đích

- Thông qua học hát, trẻ được mở rộng hiểu biết về tên gọi, ý nghĩa của các công việc bảo vệ môi trường, đó là trồng cây xanh và giữ sạch nguồn nước;

- Trẻ hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện cảm xúc vui tươi khi hát;

- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp và bảo vệ môi trường xung quanh mình.

b) Chuẩn bị

- Beat nhạc;

- Tranh minh họa;

- Dụng cụ âm nhạc.

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Trò chuyện: Hôm trước lớp mình có thống nhất là sẽ làm dự án: “Bảo vệ môi trường”. Các con đã chuẩn bị cho vũ hội hóa trang về các loài côn trùng, có bạn lại có ý tưởng làm MV ca nhạc để có thể mang thông điệp bảo vệ môi trường đến cho nhiều người hơn;

- Vậy trước tiên để quay được MV thì cần phải có bài hát. Chúng mình biết bài hát gì phù hợp không nào? Và cô biết một bài hát mới rất hay và phù hợp với MV này của chúng ta, đó là bài hát “Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui” của tác giả Nguyễn Văn Dương. Cô và các con sẽ cùng đến với bài hát này nhé!

- Trẻ và cô ngồi xúm xít (Cô ngồi nghế, trẻ ngồi sàn quanh cô).

Bước 2. Dạy hát: “Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”- Sáng tác: Nguyễn Văn Dương

* Hát mẫu: (cô hát mẫu 2 lần)

- Lần 1 không nhạc (hát tình cảm giao lưu ánh mắt, cười.. với trẻ để trẻ cảm nhận)

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Giai điệu bài hát như thế nào?

(bài hát có giai điệu trong sáng, vui tươi, ...)

- Lần 2 kết hợp nhạc (mời trẻ về ghế hình vòng cung)

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Con cảm thấy như thế nào khi nghe bài hát “Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”? (cảm xúc rất vui, hân hoan khi được đến trường, ...)

+ Trong bài này, con nhớ và thích câu hát nào nhất? Vì sao?

+ Câu hát “Giữ sạch dòng nước mát”, “Em trồng nhiều cây xanh”,... vì con thích trồng cây, con sẽ không vứt rác vào nguồn nước,..)

* Dạy trẻ hát (trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần)

Lần 1: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

Lần 2: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

Lần 3: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

*Thực hành nghệ thuật

Vừa rồi cô thấy cả lớp mình đã học hát rất giỏi và tập trung, nhưng để quay được MV thì chúng mình cần phải tập luyện thêm để hát thật hay và đúng giai điệu bài hát. Bây giờ chúng mình cùng tập luyện với cô nhé!

- Hát theo nhóm: Cô cho trẻ chia thành 2 nhóm để thảo luận và luyện tập cùng nhau.

* Luyện tập hát nâng cao:

Cô khen tất cả các con đã thuộc và hát rất hay bài hát “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để MV của chúng mình thêm sinh động hơn bạn nào có ý tưởng ngoài việc hát chúng mình có thể kết hợp thêm những gì không?

- Hát nối tiếp: Để hát được nối tiếp các con cần chú ý nhìn cô bắt nhịp nhé! Khi cô bắt nhịp bên đội nào đội đó sẽ hát câu hát đầu tiên và câu hát tiếp theo cô bắt nhịp về đội nào đội đó sẽ hát câu hát tiếp theo, cứ như vậy các con sẽ hát nối tiếp câu hát cho đến hết và câu cuối cùng cả 2 đội cùng hát;

- Hát biểu diễn: trẻ bàn bạc để thống nhất tên nhóm sau đó phân chia xem ai là ca sĩ, ai là người sử dụng dụng cụ âm nhạc. Trẻ bàn bạc thống nhất xong sẽ lên biểu diễn.

Khi nhóm lên biểu diễn cô và các bạn ở dưới xem, cổ vũ và nhận xét.

* Giáo dục: Chúng mình đã hát rất hay bài hát và cô tin chắc rằng tất cả các con sẽ biết cùng nhau giữ gìn và bảo vệ môi trường, để cho ngôi trường của chúng mình luôn tươi đẹp nhé! Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng để quay MV chưa nào? Mời tất cả các con cùng đứng lên, nhìn vào máy quay vừa hát vừa thể hiện cảm xúc và vận động mà mình thích nào (cả lớp hát lại 1 lần).

Bước 3. Kết thúc

Vậy là cô và các con đã có một MV ca nhạc rất hay để mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Cô khen động viên trẻ.

2.3.2. Hoạt động dạy hát: Bài hát “Tưới vườn” - Sáng tác Trần Văn Cường

a) Mục đích

- Trẻ biết hát bài hát Tưới vườn - Sáng tác Trần Văn Cường. Trẻ hiểu nội dung bài hát: niềm vui của trẻ khi được tự tay chăm sóc những cây cối trong vườn;

- Trẻ biết được lợi ích của rau và cây xanh trong cuộc sống hàng ngày.

b) Chuẩn bị

- Đàn, nhạc;            

- Powerpoint hình ảnh và nhạc về các bài hát: “Đố quả”; “Màu hoa”; “Lý cây xanh”; “Lá xanh”;

- Mũ âm nhạc hình cây rau.

c) Hướng dẫn

Bước 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát và chơi trò chơi “Gieo hạt nảy mầm”;

- Giáo viên giới thiệu với trẻ về nội dung bài hát.

Bước 2. Dạy hát bài hát: Tưới vườn - Sáng tác Trần Văn Cường

* Hát mẫu: (Cô hát mẫu 2 lần)

- Lần 1 không nhạc

+ Cô vừa hát bài gì?

+ Giai điệu bài hát như thế nào?

(Bài hát có giai điệu trong sáng, vui tươi, ...)

- Lần 2 kết hợp nhạc

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Con cảm thấy như thế nào khi nghe bài hát?

* Dạy trẻ hát (trẻ hát cùng cô 2 - 3 lần)

Lần 1: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

Lần 2: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

Lần 3: Trẻ hát cùng cô

- Định hướng uốn nắn sửa sai

*Thực hành nghệ thuật

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm

+ Nhóm bạn trai (đứng tại chỗ hát)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

+ Nhóm bạn gái hát (đứng tại chỗ hát)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

* Luyện tập hát nâng cao:

- Chia tổ: Tổ 1, tổ 2, tổ 3.

+ Tổ 1: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp

(Tổ 2, tổ 3 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

+ Tổ 2: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp

(Tổ 1, tổ 3 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

+ Tổ 3: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp

(Tổ 1, tổ 2 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ;

- Hát biểu diễn: (giáo viên cho trẻ biểu diễn tốp ca, song ca, đơn ca);

- Giáo viên nhận xét khuyến khích trẻ;

- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

* Giáo dục: Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Vì vậy, chúng ta cùng chung tay chăm sóc cho cây xanh, vệ sinh trường lớp sạch sẽ là các con đã góp công rất lớn vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta đấy.

Bước 3. Kết thúc

Giáo viên khen động viên trẻ.

2.3.3. Hoạt động dạy vận động theo nhạc: Dạy vận động theo tiết tấu phối hợp với bài hát Em yêu hòa bình”- Sáng tác Nguyễn Đức Toàn

a) Mục đích

- Trẻ biết vận động theo tiết tấu phối hợp với bài hát bài hát Em yêu hòa bình- Sáng tác Nguyễn Đức Toàn một cách nhịp nhàng uyển chuyển và hát đúng giai điệu lời ca của bài hát. Trẻ hiểu nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống yên vui, đầy tình thân ái. Giáo dục học sinh thêm yêu hòa bình, bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước càng giàu đẹp hơn.

b) Chuẩn bị

- Đàn, nhạc;          

- Powerpoint hình ảnh và nhạc về hình ảnh quê hương đất nước, con người Việt Nam;

- Mũ âm nhạc hình cây rau.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên nghe giai điệu đoán tên bài hát

- Giáo viên trò chuyện với trẻ về bài hát

Bước 2:  Dạy vận động theo tiết tấu phối hợp với bài hát: “Tưới vườn” - Sáng tác Trần Văn Cường

* Ôn bài hát

Lần 1: Cả lớp hát đồng ca

- Giáo viên sửa sai cho trẻ

Lần 2: Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo nhịp

- Giáo viên cho trẻ ôn lại cách vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

* Dạy trẻ vận động vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

- Làm mẫu:

Lần 1: Cô hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp không nhạc đệm

Em yêu hòa bình yêu     đất nước Việt Nam

        X    xx    x   mở tay   X               xx    x   mở tay

Yêu từng gốc đa               bờ tre đường làng

        X       xx    x   mở tay   X               xx    x   mở tay

Em yêu xóm nhỏ nơi mà em khôn lớn

        X    xx    x    mở tay   X      xx    x   mở tay

Yêu những mái trường rộn rã    lời ca

         X        xx    x   mở tay   X     xx    x  mở tay

 Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm

         X    xx    x   mở tay        X   xx    x   mở tay

Dòng nước êm trôi lắng đọng    phù sa 

           X    xx    x   mở tay   X        xx    x   mở tay

Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa

        X    xx    x   mở tay     X        xx    x   mở tay

Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa

          X    xx    x   mở tay   X          x      x    x  mở tay

Lần 2: Cô vận động kết hợp với nhạc đệm  

* Dạy trẻ trẻ vận động (cho trẻ vận động cùng cô)

- Lần 1: Không nhạc

Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ

- Lần 2: Vận động kết hợp nhạc đệm

* Thực hành luyện tập

- Chia tổ: Tổ 1, tổ 2, tổ 3.

+ Tổ 1: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

(Tổ 2, tổ 3 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

+ Tổ 2: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

(Tổ 1, tổ 3 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Giáo viên định hướng và sửa sai cho trẻ

+ Tổ 3: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp

(Tổ 1, tổ 2 chú ý lắng nghe và nhận xét)

- Chia nhóm (nhóm bạn trai, bạn gái)

+ Nhóm bạn trai hát kết hợp vận động;

+ Nhóm bạn gái hát kết hợp vận động.

- Giáo viên định hướng uốn nắn sửa sai cho trẻ;

- Cá nhân: Giáo viên mời nhân lên biểu diễn (1 – 2 trẻ);

- Cả lớp vận động 1 lần.

+ Bây giờ các con cùng nắm tay nhau thành vòng tròn nào. Các bạn bé hơn hãy bước vào phía trong tạo thành một vòng tròn bé hơn nào. Các bạn ở vòng tròn nhỏ xoay người và quay mặt vào các bạn vòng tròn to nào. Các con lắng nghe nhạc và vận động theo bài hát nhé.

Bước 3: Kết thúc: Củng cố - nhận xét – tuyên dương trẻ.

2.3.4. Biểu diễn âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường với chủ đề: “Vì một thế giới màu xanh”

- Biểu diễn hát tam ca bài hát “Hãy giữ hành tinh xanh”- Sáng tác Hà Mai Tân;

- Biểu diễn hát tốp ca bài hát “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” Sáng tác Vũ Kim Dung;

- Biểu diễn hát tốp ca bài hát “Trái đất này là của chúng mình” – Sáng tác Trương Quang Lục.

a) Mục đích

- Trẻ biết biểu diễn hát, múa vận động theo nhạc các bài hát trong chủ đề và thể hiện nét mặt, cử chỉ điệu bộ... khi hát múa, hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ cùng cô;

- Biết biểu diễn thành thạo các bài hát trong chủ đề;

- Biết sáng tạo các kiểu vận động nhẹ nhàng, đáng yêu phù hợp với khả năng của trẻ.

- Góp phần giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên và giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ

b) Chuẩn bị

- Tranh ảnh, trang phục, sân khấu theo chủ đề bảo vệ môi trường;

- Nhạc bài hát: “Hãy giữ hành tinh xanh”; “Điều đó phụ thuộc hành động của bạn”; “Trái đất này là của chúng mình”.

c) Hướng dẫn

Bước 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú

- Giáo viên trò truyện với trẻ về chủ đề Trái đất của chúng ta;

- Ôn tập lại các bài hát biểu diễn.

Bước 2: Tổ chức biểu diễn âm nhạc theo chủ đề

- Giáo viên là MC giới thiệu chương trình:

Chương trình biểu diễn âm nhạc gồm các bài hát sau

STT

Nội dung

Thể loại

Thời gian

1

Bài hát:  Hãy giữ hành tinh xanh Sáng tác Hà Mai Tân

Tam ca (giáo viên hát, trẻ múa phụ họa

5 phút

2

Bài hát:  Điều đó tùy thuộc hành động của bạn - Sáng tác Vũ Kim Dung 

Trẻ hát tốp ca kết hợp múa minh họa

4 Phút

3

Bài hát:  Trái đất này là của chúng mình - Sáng tác Trương Quang Lục

Hát tốp ca (giáo viên và học sinh)

4 Phút

 

- Giáo viên MC: Các con ạ! Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sự sống của chúng ta, môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới được an toàn. Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Và mở đầu chương trình là ca khúc: “Hãy giữ hành tinh xanh”- Sáng tác Hà Mai Tân, do các cô giáo và tập thể lớp 5 tuổi trình bày.

- Giáo viên MC: “Chào mừng các bé đến với buổi biểu diễn văn nghệ của lớp mẫu giáo 56 tuổi. Đến với chương trình ngày hôm nay có sự góp mặt của các bé lớp mẫu giáo 5 tuổi. Sau đây, chương trình xin phép được bắt đầu;

          - Giáo viên MC: “Các con ạ! Chúng ta vừa được nghe bài hát “Hãy giữ hành tinh xanh”, bài hát nói về sự tàn phá của môi trường sống trên hành tinh của chúng ta. Trái đất ngày càng nóng lên, khí hậu ngày càng ô nhiễm, môi trường xung quanh không còn trong xanh như trước nữa. Nhưng chính xác những gì đang xảy ra với môi trường của chúng ta, và tại sao nó lại trở nên như thế? Chúng ta làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? Tiếp theo đây là bài hát: Điều đó tùy thuộc hành động của bạn – Sáng tác Vũ Kim Dung

          - Giáo viên MC: “Hành tinh của chúng ta có xanh trở lại hay không? môi trường sống của chúng ta có trong lành hay không? Điều đó phụ thuộc vào chính chúng ta các con ạ! Hãy cùng hành động chung tay để bảo vệ cho hành tinh của chúng ta! Và tiếp theo đây, chúng ta cùng hòa vang tiếng hát để biểu diễn bài hát “Trái đất này là của chúng mình”- Sáng tác Trương Quang Lục, Lời thơ: Định Hải.

          Bài hát “Trái đất này là của chúng mình” quá đỗi thân quen với nhiều thế hệ thiếu niên nhi đồng Việt Nam. Bài hát nói về ý nghĩa trái đất cho nhân loại sự sống, nên phải bảo vệ và xây dựng trái đất để thế giới ngày càng tươi đẹp, hạnh phúc. Những lời ca vui tươi cũng thể hiện mong muốn chúng ta luôn muốn đoàn kết, thắt chặt tình hữu nghị với thiếu nhi các dân tộc trên thế giới.

          - Giáo viên MC: “Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới đảm bảo an toàn. Vì vậy bảo vệ môi trường là một việc làm rất quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết, là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy các con cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang sống? Hãy bắt đầu từ việc làm nhỏ nhất của các con như: Trồng nhiều cây xanh, giữ sạch nguồn nước, không xả ra bừa bãi... giữ cho môi trường xanh sạch đẹp, thân thiện, hòa bình, an toàn và hạnh phúc!”

2.4. Sử dụng các bài hát để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong đời sống hàng ngày cho trẻ

Cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất tinh thần của chúng ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đối lập với đó là tình trạng ô nhiễm môi trường có những diễn biến phức tạp. Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chính là điều cấp thiết, hướng đến một môi trường “Xanh- sạch- đẹp- an toàn” cho chính các em. 

2.4.1. Trong giờ đón trẻ, trả trẻ

Trong giờ học buổi sáng, giờ đón trẻ là lúc âm nhạc phát huy lợi thế tạo không khí vui vẻ, hứng khởi, lôi cuốn trẻ đến trường. Nhà trường có thể sử dụng các bài hát cho trẻ nghe có nội dung liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường trong chương trình tuần lễ bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, chủ để bảo vệ môi trường như:

- Bài hát “Hãy giữ hành tinh xanh” Sáng tác Hà Mai Tân

- Bài hát “Chúng em bảo vệ Môi trường” Sáng tác Lương Văn Phong

- Bài hát “Điều đó tùy thuộc hành động của bạn” Sáng tác Vũ Kim Dung.

- Bài hát “Trái đất này là của chúng mình” Sáng tác Trương Quang Lục

+ Trong giờ thể dục buổi sáng

2.4.2. Hoạt động ngoài trời 

- Ở hoạt động ngoài trời giáo viên cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề hoặc giáo dục cho trẻ thông qua các bài như: "Quan sát cây xanh trong sân trường". Sau khi quan sát xong cô cho trẻ hát bài "Lý cây xanh" hoặc "Màu hoa"... Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới. Giáo dục các cháu chăm sóc bảo vệ cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây và hoa, không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành. Hình thành cho trẻ tình yêu thiên nhiên cuộc sống...

- Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từ khó như chữ “v, r” rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên.

Ví dụ: Vừa nhặt lá rơi trên sân trường vừa hát bài vè theo tiết tấu âm nhạc

                                           Ve vẻ vè ve

                                           Thấy lá vàng rơi

                                           Cùng nhau thi đua

                                           Nhặt lá vàng rơi

                                           Sân trường thêm sạch

                                           Thêm sạch ấy mà thêm sạch

 

                                           Các bạn ới ơi

                                           Cùng nhau thi đua

                                           Tranh tài vẽ đẹp

                                           Xem ai sáng tạo

                                           Được các bạn khen

                                           Được khen ấy mà được khen

 

                                           Nhanh nhanh chân nào các bạn ơi!

                                           Hãy ra sân nhặt là xong rồi chơi

                                           Thắt chiếc dây làm con nghé ọ

                                           Cùng thi xem ai làm được nhiều

2.4.3. Hoạt động góc

Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, Hoạt động góc đi đối với Hoạt động học có chủ đích. Ở Hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc sử dụng các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường để hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc. Giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể nhận biết các hành động đúng sai về các hoạt động động bảo vệ môi trường. Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường bằng các hành động cụ thể thông qua các bài hát như: Tưới vườn - Em đi trồng cây - Chúng em bảo vệ môi trường… dưới nhiều hình thức như:

- Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát;

- Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân; ...

- Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy; ...

- Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca.

Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách.

2.4.4. Hoạt động chiều

Cho trẻ tham gia một số hoạt động chiều như: Hát một số bài hát mới có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường, đọc thơ, đồng dao, giải câu đố, chơi một số trò chơi có âm nhạc kết hợp. Hoặc cho trẻ nghe băng đĩa, video các bài hát giáo dục hành vi bảo vệ môi trường. Giúp trẻ hứng thú và thoải mái sau một ngày học tập.  

- Giáo viên sử dụng các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong hoạt động học của trẻ mẫu giáo. Đối với mẫu giáo trong hoạt động học, tổ chức hoạt động âm nhạc giáo dục hành vi bảo vệ môi trường có thể triển khai ở các nội dung sau: Dạy hát; vận động theo nhạc; nghe nhạc, nghe hát; biểu diễn âm nhạc theo chủ đề.

2.5. Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường thông qua hoạt động dạo chơi, tham quan

Thông qua các hoạt động dạo chơi, tham quan, các bé được tiếp xúc và thể hiện thái độ trực tiếp của mình với môi trường sống. 

Ví dụ: Hoạt động xem kịch tại nhà hát múa rối Việt Nam: bé được xem những vở kịch giáo dục về việc trồng cây xanh, bắt lâm tặc hoặc bảo vệ nguồn nước sạch, giáo dục trẻ giữ môi trường biển không rác thải. Thông qua những vở kịch, giáo viên sẽ tương tác với các em bằng những câu hỏi về môi trường, thảo luận về vở kịch vừa xem, chỉ ra cho bé những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường.

2.6. Sử dụng các bài hát để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong các ngày hội ngày lễ

- Giáo viên sử dụng các bài hát có nội dung giáo dục hành vi bảo vệ môi trường trong các ngày lễ, ngày hội ở trường mầm non là rất hiệu quả.

- Các ngày lễ ngày hội được tổ chức ở trường mầm non như:

+ Ngày khai giảng;

+ Ngày nhà giáo Việt Nam;

+ Ngày Tết Trung Thu;

+ Ngày lễ Giáng Sinh;

+ Ngày Tết Nguyên Đán;

+ Ngày Quốc tế Phụ nữ;

+ Ngày Quốc tế Thiếu nhi;

+ Ngày lễ Bế giảng năm học…

Trong các ngày lễ ngày hội có các hoạt động biểu diễn như: Hát, múa, múa rối, các hoạt động trồng cây, vệ sinh trường lớp, chăm bón cây xanh, làm sạch nguồn nước, tuyên truyền vận động khu dân cư, các bậc phụ huynh tham gia vào hoạt động bảo về môi trường, tạo cho trẻ một môi trường học tập trong lành và an toàn. Góp phần nâng cao ý thức và hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ em nói riêng và môi trường sống của chúng ta nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trần Hữu Du (1983), Giáo dục âm nhạc trong trường mẫu giáo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  2. Lê Thị Đức - Lý Thu Hiền - Phạm Thị Hòa (2003), Các hoạt động âm nhạc của trẻ mầm non, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  3. Phạm Thị Hoà (2008), Giáo trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  4. Lý Thu Hiền (1996), Bài soạn hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động âm nhạc, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
  5.  Ngô Thị Nam, Trần Minh Trí - Trần Nguyên Hoàn (1993), Âm nhạc và phương pháp giáo dục Âm nhạc, Bộ GD&ĐT, Hà Nội.
  6.  Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi học, Hà Nội, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  7.  Nhiều tác giả (2008), Bài hát Việt Nam, Nxb Hà Nội.
  8.  Nguyễn Hải Phượng (2006), Phương pháp dạy học âm nhạc, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  9. Hoàng Văn Yến và các cộng sự (2000), Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục âm nhạc lớp mẫu giáo 5 tuổi, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh.
  10.  Hoàng Văn Yến (2005), Trẻ mầm non ca hát (tuyển tập các bài hát nhà trẻ mẫu giáo). Vụ Giáo dục Mầm non, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
  11.  Hoàng Văn Yến (2000), Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non, Nxb Âm nhạc, Hà Nội.
  12.  Vụ Giáo dục Mầm non (1995), Chương trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (từ 3 - 4 tuổi, 4 - 5 tuổi, 5 - 6 tuổi), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Thông tin website

TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
+ Cơ quan chủ quản: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
+ Giấy phép số 39/GP-TTĐT do Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21/08/2015.
+ Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS Trần Đình Tuấn.

Địa chỉ: 387 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 37564230 - (04) 37914850.
Email: cdsptw@cdsptw.edu.vn; nce@cdsptw.edu.vn
Website: http://www.cdsptw.edu.vn

Ghi rõ nguồn "CDSPTW.EDU.VN" khi phát hành lại thông tin từ website này.