Tin tức

Hội thảo khoa học quốc tế “Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật trong đào tạo giáo viên”

26 Tháng Mười Một 2019          3086 lượt xem

Bài viết cùng chủ đề:
* NCE - Hội thảo khoa học “Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật trong đào tạo giáo viên”
Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật trong đào tạo giáo viên

 PHÒNG THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG

(NCE) Được sự chỉ đạo của Bộ GD và ĐT và sự hỗ trợ của tổ chức UNICEF, ngày Ngày 18/10/2019 Trường CĐSPTW đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc tế “Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật trong đào tạo giáo viên”.

Hội thảo thu hút gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự và đóng góp chuyên môn, đến từ các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật; các trường mầm non hoà nhập; trung tâm giáo dục chuyên biệt; trung tâm can thiệp sớm tại Hà nội và các tỉnh thành phía Bắc cùng các cán bộ, giảng viên của các cơ sở đào tạo về Giáo dục đặc biệt như: trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hồ Chí Minh; Đại học Thủ đô; CĐSP Trung Ương TPHCM; CĐSP Trung Ương Nha Trang, CĐSP Hưng Yên; Trường Trung cấp Trung tâm GDĐB quốc gia, Viện KHGD; các chuyên gia quốc tế đến từ Đan Mạch, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Hội thảo được diễn ra trong một ngày 18 tháng 10 năm 2019.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội thảo có Ông Tạ Đức Trí, Phó Vụ trưởng Vụ GD tiểu học – Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD&ĐT

Có Ông Nguyễn Minh Nhật, Cán bộ giáo dục, Tổ chức UNICEF Việt Nam


PGS.TS. Trần ĐÌnh Tuần - Bí Thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường khai mạc Hội thảo

Với 8 tham luận trong phiên buổi sáng và 4 tiểu nội dung trong phiên thảo luận nhóm buổi chiều tập trung vào các vấn đề:

  • Trị liệu âm nhạc với trẻ khuyết tật liên quan đến kinh nghiệm từ chương trình đào tạo quốc tế
  • Định hướng chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành TL âm nhạc: bao gồm các tiêu chuẩn giáo dục hiện nay trong âm nhạc trị liệu, phân tích thực hành giảng dạy trị liệu âm nhạc hiện có ở Việt Nam
  • Thực hành, ứng dụng một số hoạt động TL âm nhạc, TL rối, diễn kịch, hát, múa và vận động theo nhạc, chơi và sử dụng nhạc cụ.

Kết quả đạt được:

  • Từ thời xa xưa, ảnh hưởng của âm nhạc đến cơ thể con người đã được biết đến. Nghiên cứu, cả về lý thuyết và thực tiễn, trong lĩnh vực trị liệu âm nhạc vẫn chưa dừng lại cho đến ngày nay. Nhiều sự thật đã được biết đến và sử dụng thành công trong các buổi trị liệu âm nhạc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về tác dụng có lợi của âm nhạc đối với cơ thể con người và tác động đến một số lĩnh vực của đời sống con người.
  • Liệu pháp âm nhạc là hình thức chữa bệnh lâu đời nhất và phát triển nhất thông qua nghệ thuật, bởi vì mối liên hệ giữa âm nhạc và y học bắt nguồn từ nguồn gốc của lịch sử loài người. 
  • Trị liệu âm nhạc cho trẻ em được xem là một trong những lĩnh vực hiệu quả nhất. Tiếp xúc với âm nhạc ngay từ khi còn bé giúp cho não bộ và tâm lý của trẻ được kích hoạt và trở nên linh hoạt hơn. Trong các cơ sở chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ em trên thế giới, âm nhạc được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ bổ sung trong quá trình nuôi dưỡng trẻ sinh non và các bệnh bẩm sinh.
  • Liệu pháp âm nhạc cho trẻ em giúp trẻ đối phó với các vấn đề giao tiếp với các đặc điểm phát triển (hội chứng Down, tự kỷ, bại não). Nó làm giảm lo lắng, giúp hình thành lời nói, kích thích sự phát triển các kỹ năng vận động.
  • Liệu pháp âm nhạc hữu ích cho cả trẻ em khỏe mạnh và trẻ em khuyết tật. Liệu pháp âm nhạc đã được các chuyên gia và giáo viên sử dụng thành công trong điều trị trẻ em bị bại não, tự kỷ, với nhiều loại thính giác, thị giác, chậm phát triển trí tuệ, cũng như ở trẻ em bị rối loạn hành vi hoặc ADHD. Ngày nay ở các trường mẫu giáo và trường học phổ thông ứng dụng những hoạt động trị liệu khác nhau cho trẻ em khuyết tật trong đó âm nhạc trị liệu là một liệu pháp mang lại hiệu quả rất cao. Các lớp trị liệu âm nhạc giúp bình đẳng, giúp trấn an một đứa trẻ quá hung dữ, vừa kích hoạt một đứa trẻ không chắc chắn về bản thân, nhút nhát và sợ hãi. 
  • Ngoài ra, phương pháp trị liệu âm nhạc được sử dụng tích cực trong thực hành trị liệu thần kinh và ngôn ngữ. Nó sẽ giúp điều trị rối loạn thiếu tập trung, chứng khó đọc, nói lắp, khó ngủ, cũng như trong các giai đoạn khủng hoảng liên quan đến tuổi tác (3 tuổi, 6-7 tuổi, thanh thiếu niên).
  • Ngoài ra, qua những ý kiến của các đơn vị, cá nhân tham gia hội thảo và một số bài viết nghiên cứu thực trạng trị liệu âm nhạc tại các cơ sở GD mầm non cũng cho thấy được nhu cầu trị liệu âm nhạc của trẻ khuyết tật hiện nay tại Việt Nam về cơ bản chưa được đáp ứng đầy đủ do trình độ giáo viên còn hạn chế đặc biệt kiến thức và kỹ năng về ÂN TL chưa được cung cấp và rèn luyện một cách đầy đủ và khoa học.

Kết quả đạt được qua hội thảo chính là xác định được tầm quan trọng của việc phát triển chương trình đào tạo giáo viên chuyên ngành âm nhạc trị liệu. Đây là một hướng đi đúng đắn và cấp thiết nhằm xây dựng một đội ngũ giáo viên, các chuyên gia có khả năng sử dụng kiến ​​thức về lý thuyết, phương pháp và công nghệ trị liệu âm nhạc khoa học cho các nhu cầu của trị liệu của trẻ khuyết tật

Để thành công trong công tác tổ chức HĐ Trị liệu âm nhạc cho trẻ khuyết tật, hội thảo đã thống nhất các vấn đề như sau:

  1. Về phía Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện tuyên truyền về thông tin, kết quả của Hội thảo: trường CĐSPTW là đơn vị tham mưu cho Bộ GD&ĐT về tiềm năng, nhu cầu về một xu hướng trị liệu mới - âm nhạc trị liệu. Đây là đơn vị đầu tiên trong ngành nghiên cứu và triển khai nội dung này với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế uy tín tới các đơn vị chức năng liên quan cũng như các tổ chức cá nhân có nhu cầu về âm nhạc trị liệu trong giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.
  2. Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trị liệu âm nhạc hệ CĐ: Sau khi kết thúc khoá học yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên làm công tác trị liệu âm nhạc phải có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tâm lý giáo dục trẻ em, tâm lý trị liệu, tâm lý học, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, các kỹ năng  thực hành và sử dụng nhiều loại nhạc cụ.
  3. Phát triển chương trình đào tạo trị liệu âm nhạc theo hướng chuyên sâu và nâng cao. Đối tượng được đào tạo sẽ là những chuyên gia về trị liệu âm nhạc theo các lĩnh vực như: kịch, múa, rối, hát, sử dụng thành thạo một hoặc vài loại nhạc cụ, biểu diễn…
  4. Cần tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên mầm non, giáo viên âm nhạc về trị liệu âm nhạc; thiết kế các mô đun giảng dạy theo tiêu chuẩn giáo dục.
  5. Xây dựng môi trường tổ chức hoạt động trị liệu âm nhạc đáp ứng nhu cầu trị liệu của trẻ bao gồm môi trường vật chất, môi trường tâm lý và môi trường giác quan.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA HỘI THẢO


Bà Lise chuyên gia TLAN đến từ Đan Mạch báo cáo tham luận về Âm nhạc và trẻ em


TS. Nguyễn Tuấn Đức -
Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, Viện KHGD hướng dẫn các học viên
vận động theo nhạc Chuyên đề: 
“Các hoạt động và loại trị liệu âm nhạc - Thực hiện
tích hợp trong chương trình can thiệp và hiệu quả”


Chuyên gia Hàn Quốc TS. Kim Sam Sung và bà Choi Unsil -  Trường Đại học Bussan (Hàn Quốc) hướng dẫn thực hành 
“Sử dụng liệu pháp Rối trong trị liệu cho trẻ khuyết tật”


Bà Lise chuyên gia Trị liệu âm nhạc đến từ Đan Mạch trong phiên tập huấn chiều với chuyên đề:
“Trị liệu âm nhạc - Hoạt động và chương trình"

NCE - Tháng 11/2019

Tin liên quan: 

Hội thảo Khoa học - Tập huấn với chủ đề “Xây dựng Trường Mầm non hạnh phúc và nói không với bạo hành trẻ em”

Thông tin website

TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG
+ Cơ quan chủ quản: Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
+ Giấy phép số 39/GP-TTĐT do Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 21/08/2015.
+ Người chịu trách nhiệm chính: PGS.TS Trần Đình Tuấn.

Địa chỉ: 387 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 37564230 - (04) 37914850.
Email: cdsptw@cdsptw.edu.vn; nce@cdsptw.edu.vn
Website: http://www.cdsptw.edu.vn

Ghi rõ nguồn "CDSPTW.EDU.VN" khi phát hành lại thông tin từ website này.